Trả lời phỏng vấn của GS.TS.BS Võ Văn Thành
Thời xưa, quà tặng gởi cho bác sĩ là để bày tỏ lòng biết ơn, không phải trả tiền công; nếu bệnh nhân nghèo thì cho con gà, chục cam, chục xoài cũng quý. Bác sĩ và bệnh nhân tôn trọng lẫn nhau, tình cảm sâu lắng lắm. Bây giờ, tính dịch vụ làm cho mối quan hệ này khác nhiều, tình nghĩa giữa hai bên đang dần mất đi. Quan hệ phong bì phản ánh một xã hội không tốt đẹp.
Tôi đã từng nhận mổ lại cho nhiều ca mổ cột sống hư, sai của các bác sĩ khác. Điều tôi muốn làm là giúp cho bệnh nhân trong các cụm bệnh tật khác nhau hiểu tường tận về bệnh của mình để phòng tránh, điều trị cho tốt. Hội Tư vấn bệnh nhân do chính bệnh nhân thành lập, nhằm nâng cao kiến thức, tư vấn cho bệnh nhân, giúp học hỏi, hiểu biết, phòng tránh bệnh tật và bảo vệ an toàn bệnh nhân khỏi sự hành nghề yếu kém hay sai sót của ngành y. Đây là một ý thức mang tính kết hợp và tôn trọng giữa thầy thuốc và bệnh nhân, cùng chăm lo bệnh tật, tránh những sai lầm đáng tiếc làm mất đi sự thiện cảm lẫn nhau.
Giữ được chữ “đẹp” trong bệnh viện công dường như là “nhiệm vụ bất khả thi”?
Quả thật rất khó vì áp lực quá tải, hạ tầng cơ sở không đáp ứng đủ cho số lượng bệnh nhân ngày càng đông đảo, điều kiện về trang thiết bị y tế nghèo nàn, nhân lực thiếu thốn… Dù vậy, đối với bệnh nhân, phải toàn tâm toàn ý, nặng mổ trước, nhẹ mổ sau, ai cũng được tôn trọng, vui với cách cư xử của mình, đó là điều quan trọng. Để cải thiện điều kiện sống, đa số bác sĩ có thể nhận mổ theo yêu cầu nhưng phải giữ quyền lợi cá nhân ở mức cân bằng cho phép. Riêng tôi ít khi nhận mổ theo yêu cầu để dành thời gian cho nghiên cứu và chăm sóc bệnh nhân.
Tôi lo cho thế hệ bác sĩ tiếp nối tận tình, tạo điều kiện cho họ làm việc, đi lên, có điều kiện học tập ở nước ngoài, có thể sống thoải mái với nghề nghiệp của mình. Niềm vui của tôi là thấy học trò vừa có tài vừa có tấm lòng lo cho bệnh nhân. Còn học trò nào có tài mà thiếu đức, tôi buồn dữ lắm. Ở Singapore, họ chọn sinh viên vô ngành y không chỉ bằng học lực, tiêu chuẩn đầu tiên khi phỏng vấn là xem có hội đủ đức tính cần có của ngành y không.
Ông nghĩ gì về vai trò của người trí thức, nhất là bác sĩ, trong lúc nhiều giá trị sống đang bị thách thức như bây giờ?
Trí thức là người có học, tỉnh táo, hiểu biết. Sẽ rất vui nếu các trí thức có vị trí, được tôn trọng, có môi trường làm việc tốt, như thế họ sẽ có điều kiện đóng góp vào việc phổ biến kiến thức vì sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, lý tưởng này không dễ đạt được.
Xã hội hiện nay đang bị thách thức dữ dội về những giá trị sống. Tiền bạc thì ai cũng cần nhưng đối với người thầy thuốc, nếu muốn toàn tâm toàn ý lo cho bệnh nhân, lo cho sự tiến bộ của ngành nghề thì phải “tri túc”; vả lại, chúng tôi cũng không có nhiều thì giờ để quan tâm đến những rối ren ngoài đời. Trước mắt, tôi chỉ thấy bệnh nhân và những tật bệnh của cột sống. Bệnh nhân chen chúc, chờ đợi, rên xiết và hy vọng, mọi niềm tin đều đặt vào người thầy thuốc. Vì thế, mỗi khi giải quyết được một bệnh khó, tôi cảm thấy an lạc trong lòng. Đọc Thêm bài này
Hay!
Trả lờiXóaHay!:(
Trả lờiXóa